Củ riềng là một loại gia vị có nguồn gốc ở phía Nam châu Á. Chúng có “họ hàng” gần với gừng và nghệ, được sử dụng trong y học cổ truyền Hindu của người Ấn Độ (Ayurvedic) và Trung Quốc nhiều thế kỷ.
Loại gia vị này còn được dùng để cải thiện một số bệnh do có khả năng điều trị nhiễm trùng, giảm viêm, tăng khả năng sinh sản ở nam giới, thậm chí là chống lại nhiều loại ung thư khác nhau.
Sau đây, Chợ Việt sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích và độ an toàn khi sử dụng củ riềng. Đồng thời, so sánh công dụng của chúng với gừng và nghệ.
Những lợi ích tiềm năng từ củ riềng:
Củ riềng đã được sử dụng trong y học cổ truyền như là một vị thuốc dùng trong nhiều phương thuốc để trị các bệnh khác nhau. Để xác minh những công dụng đó, ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện trên loài cây này.
Giàu chất chống oxy hóa
Củ riềng là một nguồn chất chống oxy hóa dồi dào. Các hợp chất hóa thực vật này sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh tật, bảo vệ tế bào trước những gốc tự do gây hại.
Đặc biệt, hàm lượng polyphenol (một nhóm chất chống oxy hóa) cao giúp mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như cải thiện trí nhớ, giảm lượng đường và LDL (cholesterol xấu) trong máu.
Gừng và nghệ, những người anh em chung họ với riềng, cũng rất giàu polyphenol và mang lại các tác dụng tương tự.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa củ riềng với các tác động trên sức khỏe như trên. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để đưa ra kết luận đáng tin cậy.
Có thể chống lại một số loại ung thư
Các nghiên cứu thực hiện trong ống nghiệm cho thấy, hợp chất có hoạt tính trong củ riềng với tên gọi là galangin có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng lây lan.
Cụ thể hơn, một nghiên cứu đã tập trung vào khả năng tiêu diệt hai chủng tế bào ung thư đại tràng ở người của loài cây này. Những nghiên cứu khác còn cho biết chúng có thể chống lại các tế bào ung thư vú, ống mật, da và gan.
Thế nhưng, các tác dụng quan sát thấy từ thử nghiệm trong ống nghiệm chưa chắc đã tương tự như trong cơ thể người. Dù có nhiều tiềm năng nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu xác minh hơn.
Reviews
There are no reviews yet.