Nghệ là cây thân thảo lâu năm thuộc họ gừng, có củ dưới mặt đất, gồm các hợp chất hóa học tự nhiên mang lại hương vị, màu sắc và hương thơm độc đáo cho các món ăn. Củ nghệ và lá nghệ từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc truyền thống của Ấn Độ và Trung Quốc, có tác dụng chống viêm (thuốc giảm đau), chống oxy hóa và chống ung thư.
Củ nghệ có lớp vỏ màu nâu sẫm ở bên ngoài và phần thịt màu vàng cam đậm bên trong. Lá và củ ban đầu có vị cay nhẹ của hạt tiêu, sau đó ấm dần và cuối cùng là đắng. Hương thơm của nghệ khá ngọt và dễ chịu, gần giống với mùi vỏ cam pha với gừng. Nghệ thường được sử dụng dưới dạng bột, dùng làm thuốc hoặc gia vị cho món ăn.
Không chỉ là một vị thuốc…
Từ thời cổ đại, củ nghệ đã được dùng làm thuốc chống viêm (thuốc giảm đau), thuốc chữa bệnh, chống đầy hơi và kháng khuẩn. Loại thảo mộc này có chứa nhiều tinh dầu có lợi cho sức khỏe như turmerone (giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng mất trí nhớ Alzhemier), zingiberene, cineole và p-cymene. Các hợp chất này thường được ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Curcumin, một hợp chất polyphenol, là sắc tố chính tạo ra màu cam đậm cho củ nghệ. Nhiều nghiên cứu chỉ rằng chất curcumin có thể gây ức chế sự nhân lên của các tế bào khối u, bao gồm nhiều u tủy, ung thư tuyến tụy và ung thư ruột kết, chống oxy hóa, chống viêm khớp, chống thoái hóa tinh bột, chống thiếu máu cục bộ và chống viêm.
Trong củ nghệ không có bất kỳ thành phần cholesterol nào nhưng rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp kiểm soát mức “cholesterol xấu” trong máu, bảo vệ khỏi bệnh động mạch vành và nguy cơ đột quỵ.
Nghệ cũng là nguồn cung cấp vitamin phong phú vitamin B6, choline, vitamin B2, vitamin B3. Cứ 100 g nghệ chứa 1,8 mg hoặc 138% lượng vitamin B6 được khuyến nghị hàng ngày. Vitamin B6 được sử dụng trong điều trị homocystin niệu (một bệnh di truyền hiếm gặp ở trẻ em), thiếu máu nguyên bào sắt và bệnh phóng xạ. Vitamin B3 giúp ngăn ngừa bệnh nấm da hoặc viêm da. 100 g củ nghệ tươi chứa khoảng 23,9 mg vitamin C. Vitamin C là một vitamin tan trong nước và là chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ, giúp cơ thể phát triển khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân truyền nhiễm và loại bỏ các gốc oxy tự do có hại.
Nghệ còn chứa một lượng khoáng chất dồi dào như canxi, sắt, kali, mangan, đồng, kẽm và magiê. Kali là thành phần quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Mangan chống oxy hóa. Sắt cần thiết cho các quá trình chuyển hóa ở cấp độ tế bào và sản xuất tế bào hồng cầu (RBC).
Điểm nổi bật của nghệ là có chứa một lượng lớn dưỡng chất thực vật và chất xơ. 100 g củ nghệ cung cấp 53% lượng chất xơ được khuyến nghị hằng ngày.
Dùng một vài gram bột nghệ mỗi ngày sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp bạn tránh khỏi bệnh thiếu máu, viêm thần kinh, rối loạn trí nhớ, chống lại ung thư, bệnh truyền nhiễm, huyết áp cao và đột quỵ.
Nghệ còn là gia vị nấu ăn tuyệt vời
Củ nghệ tươi sau khi được đào lên đem ngâm và rửa sạch trong nước lạnh để loại bỏ cát, đất, thuốc trừ sâu. Để có được bột nghệ tươi, đầu tiên đun sôi củ nghệ trong nước, sau đó sấy hoặc phơi khô dưới ánh mặt trời và nghiền nát thành bột.
Bột nghệ được sử dụng làm màu thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và là hương vị chính từ thời cổ đại. Phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là người miền Trung thường dùng nghệ để ướp cá, thịt để bảo quản lâu hơn cũng như khử mùi tanh của cá. Tuy nhiên, không nên cho nghệ vào món ăn quá sớm để tránh làm bay hơi các tinh dầu có trong nghệ. Cũng giống như tiêu, bột nghệ nên được cho vào cuối cùng, khi món ăn đã chín hẳn.
Ở Ấn Độ, người ta phơi củ nghệ trộn với các loại gia vị khác như lá cà ri, ớt rồi đem rang và nghiền nát tạo thành bột cà ri masala. Một số nước châu Á còn dùng nghệ để làm trà uống. Lá nghệ cũng được sử dụng để tạo hương vị cho các món ăn ở một số vùng của Nam Ấn Độ, Thái Lan và các khu vực Nam Á khác. Khi sử dụng bột nghệ cần phải cẩn thận vì các sắc tố của nó dễ làm bẩn quần áo và tường nhà bếp. Nếu chẳng may bị dính bột nghệ, phải rửa sạch ngay lập tức nếu không màu vàng nghệ sẽ bám chặt lên quần áo rất khó tẩy sạch.
Một họ hàng rất gần của nghệ là gừng cũng được xem như thần dược nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng và những đặc tính trị bệnh hiệu quả. Bạn có thể xem bài viết về gừng tại đây để hiểu hơn về công dụng của loại thảo mộc này.
Reviews
There are no reviews yet.