Xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, tục thờ Thần Tài cho đến ngày nay vẫn được lưu truyền và ngày càng phổ biến rộng rãi. Với ý nghĩa về một cuộc sống giàu sang, sung túc, thịnh vượng, tượng Thần Tài được mọi người tín ngưỡng và thờ cúng trang trọng trong nhà. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bức tượng mang nhiều may mắn này.
Thần Tài là ai? Nguồn gốc và ý nghĩa của tục thờ Thần Tài
Nguồn gốc sâu xa của Thần Tài và tục thờ Thần Tài là xuất phát từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết kể lại, Thần Tài chính là nhân vật Phạm Lãi, một trung thần của vua Việt Vương Câu Tiễn. Phạm Lãi là người có tài kinh doanh, buôn bán. Nên sau khi rời chốn quan trường, ông trở thành một thương buôn cực kỳ thành đạt và giàu có. Người đời gọi ông là Đào Công và xưng tụng ông là Thần Tài. Sau khi ông qua đời, người dân đã làm tượng Thần Tài và thờ trong nhà. Lấy ngày mùng 10 tết hàng năm để cúng tế, với mong muốn có một năm sung túc, tiền tài phát lộc.
Có một truyền thuyết khác kể rằng, Thần Tài là vị Thần cai quản tiền bạc và tài lộc của thiên đình. Một lần say rượu, Thần bị rơi xuống trần gian. Từ đó, mỗi khi Thần Tài đến nhà ai đều mang theo nhiều của cải và may mắn cho gia đình đó. Đến ngày mùng 10 tháng Chạp, Thần Tài trở về trời. Kể từ đó, người dân lấy ngày này làm ngày vía Thần Tài. Đặt tượng ông Thần Tài thờ ở trong nhà. Và mọi người đều tin tưởng rằng, nếu mua vàng vào ngày 10 tháng Chạp sẽ được sung túc và phúc lộc cả năm.
Ý nghĩa của tượng Thần Tài trong phong thủy
Theo phong thủy, bức tượng khi chỉ đơn giản là một món đồ vật để bày biện cho sang, cho đầy đủ ở trong nhà. Mà hơn thế nữa, chúng là một biểu tượng phong thủy, của tín tưỡng, của niềm tin con người vào những điều tốt đẹp. Biểu tượng Thần Tài mang đến nhiều phước lành, may mắn cho gia chủ. Khi được ông Thần phù hộ, công danh sự nghiệp sẽ không ngường được thăng tiến. Tiền tài, tài lộc sẽ ùn ùn kéo về. Cuộc sống trở nên ấm no, phú quý và giàu sang. Chính vì thế mà tượng Thần Tài được nhiều người coi trọng và đặt ở những vị trang trọng, uy nghiêm nhất trong nhà.
Vị trí đặt tượng Thần Tài đem lại đát cát lợi cho gia chủ
Bản chất tượng Thần Tài luôn mang đến những điều tốt đẹp. Nhưng nếu đặt sai vị trí và bài trí không đúng cách, chắc chắn may mắn không đến, tiền tài vốn có sẽ tiêu tan. Vậy, tượng Thần Tài đặt ở đâu là đúng nhất? Bài trí tượng thần tài như thế nào là phù hợp?
– Những điều nên làm khi bài trí thờ Thần Tài
Theo phong thủy, vị trí đặt tượng Thần Tài tốt nhất là đối diện với cửa chính. Bạn có thể đặt ở trên bàn hoặc trên tủ tùy điều kiện của gia đình. Điều đó có ý nghĩa rằng, Thần Tài sẽ đón luồng sinh khí mới, chuyển thành năng lượng thịnh vượng. Nguồn năng lượng tích cực này sẽ mang đến những điều may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Bàn thờ Thần Tài cần phải có một điểm tựa chức chắn. Vì vậy, bạn nên dán một tấm bài vị ở trên vách tường. Có như vậy, công danh sự nghiệp không bị lung lay. Tiền tài đến sẽ không bị mất đi. Trong trường hợp gia chủ chọn hướng đặt bàn thờ mà không thuận dựa lưng vào tường, cần tạo vách giả cho bàn thờ. Điều đó sẽ tránh được những góc nhọn sau lưng và cũng để bàn thờ được vững chắc hơn.
Thông thường, tượng Thần Tài sẽ đi kèm với tượng Thổ Địa. Đặt tượng theo nguyên tắc sau: Thần Tài bên trái, Thổ Địa bên phải theo hướng nhìn từ ngoài vào. Ở giữa hai ông Thần sẽ để 01 hũ gạo, 01 hũ muối, 1 hũ nước. Bát nhanh được đặt trang trọng giữ bàn thờ. Lọ hoa đặt bên phải. Chọn hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền để chưng trên bàn thờ Thần Tài. Đĩa trái cây đặt bên trái. Bạn nên cúng 05 loại trái cây tùy thích. 05 chén nước nên được xếp thành hình chữ thập. Đây là biểu tượng cho ngũ phương, ngũ hành, sinh trưởng thịnh vượng.
Nhiều gia đình còn chưng thêm tượng ông Cóc. Ông Cóc nên được đặt bên trái. Ông Cóc nên sáng quay ra, chiều quay vào để hút tiền tài. Bên phải nên đặt thêm một chiếc đĩa sâu đổ đầy nước và rắc cánh hoa hồng. Đĩa nước hoa biểu tượng cho tiền bạc được giữ kỹ, không trôi tuột ra ngoài.
Bên trên bàn thờ tượng Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và giác ngộ để các vị thần luôn làm điều đúng đắn.
Cách đặt tượng ông thần tài trong nhà cần chú ý đến phương hướng. Theo các chuyên gia phong thủy, khi đặt bàn thờ Thần Tài, nên chọn theo hai hướng. Đó là hướng tốt hợp với gia chủ và hướng đón Khí (Lộc) mang vào nhà. Đặt bàn thờ tượng Thần Tài Thổ Địa ở cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân là tốt nhất để thu nhận tài lộc. Cụ thể như sau:
Cung thiên Lộc nằm ở hướng Đông Nam. Cung này sẽ mang lại tiền bạc, của cải và sự thăng quan tiến chức cho gia chủ. Đặt bàn thờ ở cung này sẽ giúp gia chủ khỏe mạnh, trí tuệ được khai thông, nâng cao tài năng kinh doanh, làm ăn sẽ phát đạt.
Cung Quý Nhân nằm ở hướng Tây Bắc. Cách đặt tượng thần tài ở cung này sẽ giúp gia chủ nhận được sự giúp đỡ của người khác trong công việc cũng như trong cuộc sống. Theo các chuyên gia phong thủy, cung này sẽ mang đến hỷ khí, bình an, làm ăn buôn bán thuận lợi, gặp dữ hóa lành…
– Những sai lầm thường gặp khi bài trí bàn thờ tượng Thần Tài
Không lau rửa sạch sẽ ông Thần Tài, ông Thổ Địa trước khi đặt lên bàn thờ.
Bỏ qua nghi lễ sau khi tiếp nhận Thần Tài. Việc thỉnh Thần Tài, Thổ Địa nhập vào bát hương cũng la một điều tuyệt đối cấm kỵ.
Đặt sai hướng bàn thờ vào các hướng đại kỵ với bản mệnh của gia chủ. Ví dụ như đặt bàn thờ vào đúng hướng Tuyệt Mệnh, Lục Sát, Họa Hại, Ngũ Qủy… Những hướng này sẽ gây hao hụt tài lộc của gia chủ.
Đặt bàn thờ tượng Thần Tài ngay bên dưới hoặc đối diện với đèn, gương, nhà vệ sinh, chậu rửa tay hoặc bị góc nhọn đâm vào.
Không lau dọn sạch sẽ khu vực thờ Thần Tài, Thổ Địa.
Không có 03 hũ muối, gạo, nước. Thiếu bát nước Minh Đường Tụ Thủy. Không có tượng ông Cóc hoặc ông Cóc không được khai quang, điểm nhãn. Không biết các xoay ông Cóc để thu và giữ tài lộc.
Reviews
There are no reviews yet.